Viêm da thần kinh là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm da thần kinh là bệnh lý mạn tính tương đối phổ biến. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh này đang ngày một gia tăng. Vậy, viêm da thần kinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng ra sao? Nó có nguy hiểm không? Phải điều trị thế nào để bệnh không tiến triển nặng thêm? Bài viết này sẽ có câu trả lời cho bạn!

Viêm da thần kinh là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Viêm da thần kinh (hay liken giản đơn mạn tính, bệnh sẩn ngứa khu trú darier) là tình trạng thường gặp, hay phát sinh ở cả 2 bên cổ, gáy, vùng sinh dục, hậu môn và mặt duỗi của tay, chân. Bệnh biểu hiện thành những mảng dày, cứng như da trâu; mang màu nâu, đỏ, hồng, có ranh giới rõ với những vùng da xung quanh (gọi là mảng liken hóa). Tuy viêm da thần kinh phát triển chậm nhưng lại rất dễ tái phát, gây ngứa dữ dội. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở tuổi tráng niên, nữ bị nhiều hơn nam.

Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây viêm da thần kinh thường rất phức tạp, nhưng tiêu biểu nhất là:

- Căng thẳng hoặc suy nhược thần kinh có thể là điều kiện thuận lợi khiến bệnh khởi phát.

- Rối loạn nội tiết.

- Da tăng đáp ứng với các chấn thương vật lý. Nhạy cảm cao với hành động sờ, đụng chạm.

- Rối loạn tiêu hoá, viêm loét dạ dày - hành tá tràng.

- Viêm da thần kinh ở bìu: Cần chú ý phát hiện bệnh giun kim kí sinh.

- Ở âm hộ: Lưu ý đến nguyên nhân do khí hư, nấm candida, trùng roi trichomonas,...

Triệu chứng:

- Ngứa ít hoặc nhiều, có khi dữ dội, nhất là ở hậu môn sinh dục. Cơn ngứa có khi xảy ra do những kích thích nhỏ như: Quần áo cọ vào da, thời tiết nóng ấm,…

- Trên da xuất hiện các mảng liken hóa cứng chắc, sẫm màu (đỏ, hồng, nâu hoặc tăng sắc tố), thường có ranh giới rõ so với những vùng da xung quanh.

- Tổn thương có hình tròn, oval hoặc thành đường theo vệt gãi.

- Trung tâm hoặc phía rìa có sẩn nước nhỏ, kích thước 1 - 3 mm. Xen kẽ giữa các mảng da liken là những vùng da mỏng, sẫm màu và thường có dấu hiệu bong vảy.

- Nếu tổn thương xảy ra ở hậu môn và các nếp gấp, da có thể bị trợt và ẩm ướt.

Viêm da thần kinh có nguy hiểm không?

Viêm da thần kinh có thể gây ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và thẩm mỹ. Bên cạnh đó, gãi nhiều có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây áp xe và nổi đinh nhọt ở những vùng da xung quanh. Với thể viêm da thần kinh ở vùng âm hộ, tổn thương da kéo dài có thể dẫn đến teo âm hộ. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài, có khi tới hàng năm, rất dễ tái phát. Vùng da bị viêm da thần kinh ngày càng cộm và sẫm màu hơn, đôi khi bạc màu (tương tự bệnh bạch biến). Đôi khi, bệnh có thể gây ra những tổn thương lớn đến hệ thần kinh.

Tuy nhiên, nếu tiến hành điều trị kịp thời và phòng ngừa tái phát đúng cách, các triệu chứng thường sẽ được kiểm soát, hiếm khi dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Điều trị viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng cũng như ngăn bệnh tiến triển thành mạn tính. Các phương pháp chữa viêm da thần kinh phổ biến nhất là:

* Bằng tây y

Chủ yếu là giúp cải thiện triệu chứng ngứa bằng thuốc uống và thuốc điều trị tại chỗ:

Thuốc điều trị tại chỗ: Giúp giảm ngứa ngáy, thâm nhiễm và góp phần làm lành các tổn thương da. Bao gồm:

- Thuốc mỡ corticoid(diprosalic, flucinar): Tác dụng giảm ngứa, co mạch và chống viêm.

- ASA (acetylsalicylic acid): Làm sạch bề mặt da cũng như ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Dung dịch acid trichloracetic 30%: Có tác dụng làm bớt thâm nhiễm và cứng cộm trên các mảng liken hóa.

Khi sử dụng thuốc bôi ngoài, cần vệ sinh vùng da bị bệnh trước khi bôi thuốc cũng như rửa tay sau khi thoa thuốc để hạn chế thuốc dây vào mắt và những vùng da khỏe mạnh. Ngoài ra, hầu hết các loại thuốc điều trị tại chỗ đều làm tăng mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Thuốc toàn thân: Những bệnh nhân không hoặc kém đáp ứng với điều trị tại chỗ có thể được kê một số loại thuốc toàn thân như:

- Dung dịch xanh methylen 1% + novocain: Được tiêm quanh vùng da tổn thương, có tác dụng chống viêm, giảm ngứa.

- Thuốc kháng histamin: Làm giảm triệu chứng ngứa dữ dội.

- Thuốc uống corticoid: Tác dụng làm giảm viêm và ngứa đối với những bệnh nhân không đáp ứng với corticoid dùng ngoài da.

- Viên uống Vitamin C: Giúp làm giảm sắc tố da, cải thiện triệu chứng thâm nhiễm ở vùng da liken hóa.

Khi sử dụng các loại thuốc trên, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của chuyên gia để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Không nên dùng trong thời gian quá dài vì có thể làm suy giảm sức khỏe làn da. Cần thông báo với chuyên gia nếu bạn bị: Suy tuyến thượng thận, loãng xương, kích ứng dạ dày,… khi sử dụng thuốc.

* Bằng lối sống khoa học

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh bi quan, lo lắng đều có tác động tích cực với sức khỏe người bị viêm da thần kinh. Vì thế, bạn nên hướng tới một lối sống lành mạnh với thực đơn đa dạng, cân bằng, uống đủ 2 lít nước/ngày. Nghỉ ngơi và làm việc điều độ, hạn chế căng thẳng quá mức. Ngủ đủ giấc cũng giúp hệ miễn dịch được cải thiện. Nhờ đó, bệnh viêm da thần kinh sẽ ổn định hơn.

* Bằng thuốc đông y

Hiện nay, rất nhiều người đã và đang tin dùng những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như: Dầu hạt neem, vỏ núc nác, tỏi, lá trầu không, dầu dừa,… để cải thiện bệnh viêm da thần kinh. Những phương pháp này tương đối an toàn và đem lại hiệu quả cải thiện bệnh nhất định.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.