Viêm da tiết bã có tự hết không là vấn đề mà rất nhiều người trăn trở. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mĩ và chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy đâu là giải pháp giúp cải thiện triệu chứng viêm da tiết bã an toàn, hiệu quả? Bài viết này sẽ có đáp án cho câu hỏi đó. Hãy đọc ngay!
Viêm da tiết bã là gì?
Viêm da tiết bã là tình trạng da khô, đỏ và bong tróc. Bệnh thường xuất hiện ở khu vực hay đổ dầu như: Da đầu, mặt - nhất là ở lông mày, lông mi, 2 bên mũi, lưng, ngực, cũng có khi bùng phát ở những nơi da cứng và khô hơn. Viêm da tiết bã không lây, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu với triệu chứng: Gàu, bong da, ngứa, có vảy da màu vàng hoặc trắng, dễ bong tróc, rụng tóc, phát ban, da sáp (đặc biệt là sau tai), da đỏ (đặc biệt bên cạnh mũi và ở giữa của trán), da nhờn và nhiều dầu.
6 nguyên nhân điển hình gây viêm da tiết bã là:
- Do thiếu hoặc rối loạn hormone:Khi hormone thiếu hụt hoặc mất cân bằng thì cả thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng. Trẻ dưới 3 tháng là đối tượng thường mắc viêm da tiết bã nhất, gặp ở 95% bé gái và 10% bé trai. Khi trưởng thành, phụ nữ từ 30 tuổi trở đi đã bắt đầu có triệu chứng của rối loạn hormone. Đây là nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn điển hình.
- Do nấm: Những khu vực da có mặt nhiều vi nấm malsssezia thì hay bị viêm da tiết bã. Khu vực thường chịu ảnh hưởng là đầu và lưng trên.
- Do suy giảm miễn dịch: Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên thường bị nhiều loại vi nấm tấn công. Ngoài ra, những người mắc bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch (HIV/AIDS) cũng rất dễ bị viêm da tiết bã nhờn.
- Nguồn gốc thần kinh: Viêm da tiết bã thường gặp ở người người bị mất ngủ, stress với biểu hiện: Hồng ban ở môi, nếp gấp mũi, vảy da đầu,...
- Tăng tiết bã: Với trẻ sơ sinh, do androgen từ mẹ truyền qua nên tuyến bã hoạt động nhiều. Ở tuổi dậy thì, vận động nhiều cũng làm tuyến bã hoạt động mạnh. Đây là nguyên nhân gây viêm da tiết bã.
- Thuốc: Một số loại thuốc trị bệnh như: Thuốc thần kinh, arsenic, cimetidine, methyldopa,... có thể gây tổn thương da, dễ khiến viêm da tiết bã bùng phát.
Bệnh viêm da tiết bã có tự hết không?
Trên thực tế, rất khó để xác định bạn mắc viêm da tiết bã là do nguyên nhân gì. Vì thế, việc điều trị thường gặp nhiều khó khăn. Vậy: “Viêm da tiết bã có tự hết không?”. Có không ít người chủ quan, cho rằng đây chỉ là chứng bệnh ngoài da thông thường và nó sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Theo chuyên gia, vì có liên quan đến cơ địa nên viêm da tiết bã không thể tự khỏi. Rất hiếm khi bệnh tự thuyên giảm. Phần lớn trường hợp phải điều trị đúng cách để tránh bệnh trở nên nặng hơn. Khi bệnh đã khỏi cũng cần chú ý chăm sóc đặc biệt để tránh tái phát. May mắn thay, nếu được chữa trị đúng cách, kết hợp với các biện pháp phòng ngừa, bạn có thể làm giảm những khó chịu mà bệnh gây ra.
Việc chăm sóc da khi đang trong quá trình điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số biện pháp bạn có thể áp dụng là:
- Vệ sinh da sạch sẽ: Tắm rửa hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ những vùng da tiết dầu nhiều để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn, tránh bội nhiễm. Lưu ý, bạn nên chọn các loại sản phẩm tắm gội có thành phần tự nhiên, pH cân bằng để dùng, tránh làm da bị kích ứng thêm.
- Cung cấp độ ẩm cho làn da: Uống nhiều nước là một trong những biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Nó sẽ giúp làn da của bạn không bị khô ngay cả khi đang mắc viêm da tiết bã. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các sản phẩm dạng bôi trực tiếp để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da.
- Chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi khi bị viêm da tiết bã để cung cấp thêm chất xơ và vitamin cho cơ thể. Tránh ăn đồ cay nóng, hải sản, sử dụng chất kích thích,… vì những thực phẩm này dễ khiến triệu chứng bệnh viêm da tiết bã trầm trọng hơn.
Cách điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc tây
Bên cạnh việc chăm sóc da đúng cách, bạn có thể được kê đơn các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiết bã bao gồm:
- Thuốc chống nấm: Giúp kiểm soát tình trạng tiết bã nhờn trên da và hạn chế tổn thương lan rộng.
- Thuốc kháng viêm, giảm ngứa: Thuốc kháng histamin làm giảm ngứa, hạn chế viêm nhiễm do vi khuẩn.
- Thuốc corticoid: Thường chỉ dùng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nên hạn chế bôi ở những vùng da mỏng và không được dùng thuốc trong thời gian dài.
Việc sử dụng các loại thuốc này cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Luôn theo dõi sát sao tình hình tiến triển của bệnh và tái khám định kỳ. Bệnh nhân tuyệt đối không được phép tự ý dùng thuốc, thay đổi loại thuốc hoặc liều dùng. Nếu không sẽ rất khó chữa khỏi bệnh và dễ gặp nhiều biến chứng khó lường.
Dược sĩ Đoàn Thu