Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh chàm bội nhiễm. Nếu như ăn uống không đúng cách thì rất có thể sẽ làm cho bệnh nặng thêm, gây khó khăn cho việc chữa trị. Bạn cần đặc biệt chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, tránh tuyệt đối những thực phẩm nguy cơ để ngăn ngừa bệnh chuyển biến nghiêm trọng và hỗ trợ phục hồi. Vậy chàm bội nhiễm kiêng ăn gì?
Triệu chứng của chàm bội nhiễm
Chàm bội nhiễm là tình trạng da bị viêm và kích ứng nghiêm trọng. Trong các dạng của bệnh chàm, thì chàm bội nhiễm thuộc vào giai đoạn khó chữa. Nguyên nhân gây chính xác gây ra chàm bội nhiễm chưa được khoa học công bố. Họ cũng chỉ ra được một số yếu tố khách quan dẫn đến bệnh chàm bội nhiễm như:
+ Do cơ địa: Người sở hữu làn da khô, dễ bị dị ứng sẽ có nguy cơ bị chàm bội nhiễm cao hơn.
+ Do thói quen sinh hoạt: Nếu người bệnh hay tắm quá lâu, hay mặc đồ len dạ hoặc quần áo từ vải sợi tổng hợp, hay lấy tay gãi các vết chàm để giảm ngứa… Tất cả đều dẫn đến tình trạng chàm bội nhiễm.
+ Do yếu tố di truyền: Khi cha mẹ hoặc người thân mắc bệnh thì trong mạch gen của con cũng rất dễ có những tế bào gây nên các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm bội nhiễm.
+ Do môi trường sống: Có nhiều bụi bẩn, khói thuốc, vi khuẩn, các loại nấm…
+ Do thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp
Bị chàm bội nhiễm kiêng ăn gì?
Ngoài những phương pháp đặc trị, chế độ ăn uống thường ngày cũng có tác động rất lớn đến tình trạng bệnh. Ăn uống không đúng cách sẽ khiến bệnh nặng thêm, cảm giác ngứa ngáy cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, da dễ bị nhiễm khuẩn, viêm loét nặng.
Do đó, nếu bạn còn chưa biết bị chàm bội nhiễm nên kiêng thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. Người bị chàm bội nhiễm cần phải kiêng các thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu đạm
Nhộng tằm, sữa bò, thịt bò, trứng, sữa, thực phẩm được chế biến sẵn… là những thức ăn mà người bị chàm bội nhiễm nên tránh. Bởi chúng có thể sẽ gây kích ứng và kích thích các yếu tố dị ứng trong cơ thể hoạt động gây dị ứng, làm bệnh nặng thêm. Do đó, khi đang bị bệnh, bạn cần tránh ăn những thực phẩm này.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và đường
Các món ăn được chế biến theo cách xào, rán,… và đồ ngọt chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa, socola… sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng da, khiến các cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng lên. Chính vì vậy, nếu không muốn bệnh nặng thêm thì bạn không nên sử dụng những loại thực phẩm này.
Socola có thể làm tăng nguy cơ kích ứng da
Các loại hải sản, đồ tanh
Hải sản như tôm, cua, ghẹ hoặc những món ăn tanh khác bạn cũng nên tránh xa khi bị chàm vì chúng dễ gây dị ứng và mẩn đỏ cho cơ thể. Cộng thêm nữa, những người bị chàm bội nhiễm khi ăn hải sản rất dễ khiến cho vết chàm lan rộng ra toàn thân.
Chất kích thích
Khi bị chàm bội nhiễm, bạn tuyệt đối không được sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì chúng gây ra những tác hại xấu cho cơ thể, làm cho các mô phát triển khiến vùng da bị bệnh lan rộng hơn. Các thành phần như etanol, methanol, aldehyd, furfuroli,… trong các chất trên có thể gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các chất và sức đề kháng của da, khiến cho triệu chứng của bệnh chàm da trở nên nặng nề hơn.
Không nên ăn nhiều đường và muối
Để tránh tình trạng bệnh nặng thêm, gây khó khăn cho việc chữa trị, bạn nên tránh ăn nhiều đường và muối. Vì khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu tăng cao làm cho da dễ mẫn cảm. Bên cạnh đó, đường có thể làm tăng đột biến nồng độ insulin trong máu, kích hoạt phản ứng viêm. Còn khi ăn nhiều muối sẽ tác động đến các dây thần kinh ngoại biên, làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Thực phẩm chứa Niken và coban
Niken và coban là chất có trong tự nhiên trong đất. Chính vì vậy, mà một lượng nhỏ niken có thể được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: Đậu, trà đen,đậu lăng, quả hạch,đậu Hà Lan,thịt hộp, sô cô la, cá có vảy, đậu nành. Việc ăn những loại thực phẩm chứa kim loại trên có thể khiến cho hệ miễn dịch nhầm lẫn thành phần này với vi khuẩn, virus gây hại, dẫn đến việc kích hoạt thành phần trung gian gây viêm.
Dược sĩ Đoàn Thu