Chàm khô: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Chàm khô đặc trưng bởi tình trạng da khô ráp, phồng rộp và nổi mụn nước,... Mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng chàm khô rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng khi không được chăm sóc đúng cách. Mời bạn cùng theo dõi các thông tin quan trọng về chàm khô cũng như những cách giúp nhanh chóng “thoát khỏi” tình trạng này trong bài viết dưới đây!

Chàm khô là gì? 

Chàm khô là thuật ngữ thường được dùng để chỉ tình trạng viêm da cơ địa (hay còn gọi eczema). Tình trạng này đặc trưng bởi biểu hiện ngứa ngáy và khô ráp da đến nứt nẻ, có thể nổi các mụn nước và chảy mủ vàng nếu nghiêm trọng. 

Như một dạng của dị ứng, chàm khô còn có thể đi kèm với hen suyễn và sốt cỏ khô. Bệnh da liễu này thường khởi phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trong năm đầu đời. Tuy nhiên, người lớn cũng có nguy cơ khởi phát bệnh chàm khô trên da.

Chàm khô còn được gọi là viêm da cơ địa (eczema)

Chàm khô còn được gọi là viêm da cơ địa (eczema)

Cách để nhận biết da bị chàm khô

Từ tên gọi chàm khô cũng có thể giúp bạn hình dung về vấn đề da này. Bệnh chàm khô có thể xuất hiện nhiều triệu chứng hay ít hơn tùy cơ địa mỗi người. Nếu bạn có một hay nhiều triệu chứng dưới đây, khả năng cao bạn đã mắc phải bệnh chàm da cơ địa: 

  • Da khô trong thời gian dài, có thể lên đến 12 tháng. 
  • Ngứa ngáy khó chịu và ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm. 
  • Các mảng da đổi màu từ đỏ đến nâu xám, đặc biệt ở các vùng nếp gấp của cơ thể như khuỷu tay, mặt sau đầu gối, háng,...
  • Các nốt mụn nước nổi rõ, có thể chảy nước vàng và lây lan sang những khu vực khác trên cơ thể.
  • Da dày lên, nứt nẻ và có vảy.  
  • Da dễ nhạy cảm và kích ứng, sưng tấy do gãi ngứa.

Đối với một số người, chàm khô sẽ tái phát theo chu kỳ kéo dài đến vài năm với vòng lặp triệu chứng kể trên và thậm chí là bùng phát những đợt nhiễm trùng da nguy hiểm.

Chàm khô có dấu hiệu ban đầu là thô ráp da, ngứa ngáy, đỏ ửng,…

Chàm khô có dấu hiệu ban đầu là thô ráp da, ngứa ngáy, đỏ ửng,…

>>Xem thêm: Phân biệt BỆNH CHÀM KHÔ và CHÀM ƯỚT như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô trên da

Một làn da khỏe với hệ thống hàng rào bảo vệ “vững vàng” khi đủ độ ẩm sẽ giúp da tránh được các tình trạng viêm nhiễm. Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng gen di truyền là nguyên nhân gây ra chàm khô. Nhưng các yếu tố nội tại cũng như những tác nhân của môi trường mới chính là yếu tố chính làm cho chàm khô  bùng phát. Nhận biết các yếu tố này sẽ giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh chàm da.  

Các nguyên nhân bên trong

Yếu tố nội tại khiến bạn dễ mắc các bệnh dị ứng nói chung và chàm da cơ địa nói riêng. Có nhiều nguyên nhân làm cho hệ miễn dịch của bạn suy yếu, cụ thể bao gồm:

  • Di truyền: Nếu ông bà, cha mẹ của bạn có tiền sử mắc các vấn đề về dị ứng, kể cả hen suyễn hay sốt cỏ khô, bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc phải bệnh chàm da cơ địa. 
  • Hệ thống miễn dịch yếu ở những người lớn tuổi hoặc hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện ở trẻ nhỏ cũng là nguyên nhân góp phần làm cho viêm da dị ứng dễ xảy ra. Những người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch điển hình như HIV/AIDS cũng có nguy cơ cao mắc chàm khô.

Nguyên nhân của chàm khô đến từ bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường

Nguyên nhân của chàm khô đến từ bên trong cơ thể và bên ngoài môi trường

Những tác nhân bên ngoài môi trường 

Nếu như các yếu tố bên trong cơ thể đóng vai trò quyết định việc bạn có thể mắc bệnh chàm khô hay không thì nhân tố môi trường như một “mồi châm” làm cho tình trạng này bùng phát thành các triệu chứng thực thể trên da. Các yếu tố này chủ yếu liên quan đến dị ứng, điển hình như: 

  • Chất gây kích ứng: xà phòng, chất tẩy rửa, dầu gội đầu, chất khử trùng,...
  • Chất gây dị ứng: phấn hoa, lông thú nuôi, các loại côn trùng,...
  • Nhiễm khuẩn da điển hình là vi khuẩn Staphylococcus aureus và một số loại virus, nấm khác. 
  • Nội tiết tố thay đổi như khi phụ nữ đến kỳ hành kinh cũng sẽ kích hoạt các triệu chứng chàm khô trên da. 
  • Stress - nhân tố không trực tiếp gây nên tình trạng chàm khô nhưng góp phần làm các triệu chứng này trầm trọng hơn.
  • Thời tiết: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng tác động đến sự hình thành và phát triển của bệnh chàm trên da của bạn.

>>Xem thêm: Bệnh chàm khô ở chân: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Cách điều trị hiệu quả bệnh chàm khô 

Cho đến nay theo các chuyên gia và bác sĩ da liễu, vẫn chưa có cách để điều trị dứt điểm bệnh chàm khô. Bác sĩ sẽ giúp bạn lên kế hoạch để kiểm soát triệu chứng của bệnh tại nhà bằng thuốc bôi, thuốc uống kết hợp các phương pháp chăm sóc da đúng cách. Mặt khác, bệnh chàm khô thể nhẹ không đáng lo ngại và có thể tự khỏi, quan trọng là bạn cần biết cách chăm sóc da đúng cách để không tái phát lại. 

Điều trị chàm khô bằng thuốc

Các trường hợp bệnh chàm từ thể nhẹ đến thể nặng đều có thể kiểm soát tốt với những loại thuốc bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Những nhóm thuốc này chủ yếu là làm giảm triệu chứng viêm da và ngăn ngừa nhiễm trùng da tiến triển nguy hiểm. 

  • Corticosteroid tại chỗ với dạng thuốc mỡ hay kem bôi được chỉ định chính trong điều trị bệnh chàm da để làm giảm các triệu chứng cơ bản của viêm, ngứa. 
  • Corticosteroid dùng toàn thân được cân nhắc khi các thuốc bôi ngoài da không đạt hiệu quả điều trị bệnh. Dạng thuốc này có thể là thuốc uống hoặc thuốc tiêm với tác dụng toàn thân, do đó làm tăng cao nguy cơ gặp tác dụng phụ ở người sử dụng. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn. 
  • Thuốc kháng sinh cả dạng bôi và dạng uống có thể được bác sĩ da liễu kê đơn khi chàm khô được xác định do nguyên nhân nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc kháng histamin giúp bạn dễ ngủ hơn do làm giảm ngứa, gãi về ban đêm. 
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ giúp giảm viêm và ngăn ngừa bùng phát các cơn phát ban do nhiễm trùng nhờ vào cơ chế ngăn chặn quá trình hoạt động của hệ thống miễn dịch. 
  • Quang trị liệu khắc phục các tình trạng viêm nhiễm trên da nhờ vào cơ chế cho da tiếp xúc với tia UVA, UVB, hiệu quả điều trị với các trường hợp chàm khô trung bình, nhẹ.    
  • Thuốc tiêm sinh học - giải pháp mới tác động trên hệ miễn dịch, khắc phục các vấn đề liên quan đến dị ứng.

Điều trị chàm khô bằng thuốc bôi và thuốc uống 

Điều trị chàm khô bằng thuốc bôi và thuốc uống 

Điều trị chàm khô bằng đông y

Theo quan niệm đông y, bệnh chàm được chia thành 2 thể là chàm thể phong nhiệt và chàm thể thấp nhiệt. Trong đó, xét về triệu chứng và bệnh học, chàm khô liên quan nhiều hơn đến chàm phong nhiệt. Dưới đây là các bài thuốc đông y chữa chàm khô bạn có thể tham khảo: 

  • Các vị thuốc cần có: 

Tri mẫu 15g, thạch cao 40g, bạc hà diệp 3,2g, kim ngân hoa 3,2g, bạch tiễn bì 3,2g, ngưu bàng tử 3,2g, mộc thông 3,2g, xích linh 3,2g, sinh địa 3,2g, hoàng liên 1,2g, cam thảo 1,2g. 

  • Cách thực hiện:

Cho tất cả vị thuốc trên vào ấm, sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng đều đặn 1 thang. 

Lưu ý bạn không nên tự chẩn bệnh, bốc thuốc mà cần đến gặp bác sĩ y học cổ truyền hay các nhà thuốc đông y uy tín để được khám bệnh và nhận đơn thuốc phù hợp.  

Cách chữa chàm khô bằng các mẹo dân gian 

Đối với dạng chàm khô thể nhẹ, bạn có thể không cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Để ngăn ngừa chàm da tiến triển, người bệnh thường dùng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn như nha đam, lô hội,... để cấp ẩm và kháng khuẩn. Bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ để chữa trị chàm khô tại nhà như sau: 

Gel nha đam

Sản phẩm chiết xuất từ nha đam (lô hội) này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh công dụng kháng khuẩn, cấp ẩm và lành làm vết thương hiệu quả. Bạn có thể mua gel nha đam có bán tại các cửa hàng mỹ phẩm hoặc tự làm gel nha đam tại nhà. Lưu ý rằng chỉ nên chọn những loại có thành phần gel đơn giản, ít chứa chất bảo quản, tạo màu, tạo mùi,... gây kích ứng cho da.  

Giấm táo 

Giấm táo với nồng độ axit trung bình cao sẽ giúp cân bằng lại lượng axit trên da. Bởi khi bị chàm, lượng axit trên da sẽ mất đi làm cho hàng rào bảo vệ da yếu đi, khiến vi khuẩn và các tác nhân khác dễ dàng xâm nhập gây nên bội nhiễm.  

Để sử dụng giấm táo, bạn cần pha loãng với nước ấm (theo tỉ lệ 1:1), sau đó thoa lên da và đắp một miếng gạc mỏng lên vùng da vừa thoa. Đắp một miếng gạc mỏng và để yên trong 3 giờ. 

Lưu ý khi dùng giấm táo, tuyệt đối không bôi trực tiếp lên da, tránh làm bỏng và thương tổn da do nồng độ axit cao. 

Dầu dừa

Dầu dừa không chỉ giúp cung cấp độ ẩm khắc phục tình trạng khô da, nứt nẻ mà còn có khả năng chống lại chứng viêm và tăng cường hàng rào bảo vệ da, giúp làm giảm các triệu chứng do viêm trong chàm khô. Bạn có thể đun chảy dầu dừa rắn nguyên chất hoặc mua sẵn loại dầu dừa tại các hiệu thuốc để bôi trực tiếp trên da. Phương pháp này dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

Dầu dừa giúp cấp ẩm và nâng cao sức khỏe làn da

Dầu dừa giúp cấp ẩm và nâng cao sức khỏe làn da

>>Xem thêm: 9 công thức chữa chàm khô bằng đông y cực an toàn. Xem ngay!

Bệnh chàm khô có lây không?

Ngoài việc khó điều trị dứt điểm, chàm khô còn làm nhiều người lo lắng bởi lầm tưởng đây là một bệnh truyền nhiễm. Thực tế, các chuyên gia về da liễu đã nhận định chàm khô không thể lây nhiễm dù ở bất kỳ loại viêm da nào. Có nghĩa rằng, nếu bạn mắc phải chàm da, bạn không có khả năng “truyền” chúng cho người khác và ngược lại. 

Mẹo để ngăn ngừa bệnh chàm khô trên da tái phát

Để tránh tình trạng chàm khô tái phát theo chu kỳ, bạn cần “nắm thóp” được chứng viêm da này, đây là tác nhân gây bùng phát chàm da để ngăn ngừa chúng. Một số lời khuyên sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa chàm khô tái phát: 

Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp và dưỡng ẩm đúng cách

Hiện nay có rất nhiều dòng kem, gel hay lotion dưỡng ẩm, bạn nên ưu tiên chọn các dòng sản xuất chiết xuất từ thiên nhiên đã được chứng minh công dụng kháng khuẩn và làm sạch, cung cấp nước cho da. Ví dụ như: dầu dừa, vỏ núc nác, hạt neem,... Trong đó, kết quả lâm sàng của một nghiên cứu năm 2018 đã cho thấy khả năng ngăn chặn viêm và tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da của dầu dừa, giúp ích cho việc hỗ trợ điều trị chàm khô. 

Thời điểm thích hợp nhất để dưỡng ẩm là sau khi tắm hoặc bạn cũng có thể thoa kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày.

Dưỡng ẩm là bí quyết hữu hiệu “tiêu diệt” chàm khô

Dưỡng ẩm là bí quyết hữu hiệu “tiêu diệt” chàm khô

Hạn chế gãi ngứa và tránh xa các tác nhân nghi ngờ gây chàm khô 

Để hạn chế gãi ngứa trên da, bạn có thể đắp một miếng gạc mỏng, ẩm lên bề mặt da bị chàm khô để hạn chế gãi làm trầy xước và chảy dịch các nốt mụn nước, tránh làm lan rộng khu vực viêm nhiễm trên da. 

Đồng thời, hãy chú ý và tránh xa các tác nhân gây kích ứng, chúng có thể là: lông thú nuôi, phấn từ động vật và từ hoa,..

Thay đổi chế độ ăn uống 

Dị ứng thức ăn cũng có thể cho các biểu hiện như chàm khô. Sữa, trứng là hai món ăn có nguy cơ gây dị ứng cao nhưng đồng thời lại rất cần thiết cho nhiều đối tượng như người già và trẻ nhỏ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn hay con có dấu hiệu dị ứng với hai loại thực phẩm này để có biện pháp thay thế hiệu quả nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin về chàm khô mà bạn cần nên biết để điều trị và ngăn ngừa bệnh da liễu này một cách tốt nhất. Nếu còn thắc mắc về chàm khô trên da hay bất kỳ vấn đề da liễu nào liên quan đến viêm da, hãy để lại thông tin, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324228

https://bvdkbl.vn/chua-benh-cham-bang-dong-y-1386.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/is-eczema-contagious

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.